Nâng niu Sự sống / Nâng cao Năng lực Y tế
Hoạt động của chúng tôi

Tổng quan

Chương trình cung cấp đào tạo cấp cứu nhi khoa và xe đẩy dụng cụ cấp cứu được trang bị đầy đủ để hồi sức nhi khoa và trị liệu tim mạch cho các khoa cấp cứu, cũng như cung cấp thiết bị và đào tạo đơn vị chăm sóc đặc biệt cho trẻ sơ sinh (NICU) cho các bệnh viện nhằm giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh và nâng cao năng lực chăm sóc trẻ sơ sinh tại các trung tâm ở cấp khu vực và các bệnh viện nông thôn trên khắp Việt Nam.

Các thành phần chính của chương trình là:

  • Cấp chứng chỉ cho các bác sĩ và điều dưỡng về Chương Trình Hồi Sức Cấp Cứu Nhi Khoa (APLS) trên toàn quốc. 
  • Trao tặng xe đẩy dụng cụ cấp cứu nhi khoa, công cụ và thiết bị chăm sóc sơ sinh cho bệnh viện.
  • Đào tạo các bác sĩ và điều dưỡng về cách sử dụng xe đẩy và thiết bị chăm sóc trẻ sơ sinh.
  • Bảo trì và sửa chữa các thiết bị được trao tặng tại bệnh viện trong khi theo dõi các kết quả tác động.

Tại Việt Nam, bốn mươi nghìn trẻ em mỗi năm tử vong do các trường hợp cấp cứu ở những vùng mà tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng bị hạn chế bởi khoảng cách, thiếu kỹ năng hoặc trang thiết bị. Tử vong sơ sinh ở Việt Nam chiếm hơn 50% tổng số trẻ em dưới 5 tuổi tử vong. Tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh ở Việt Nam là 13,9 trẻ tử vong trên 1.000 trẻ được sinh ra, nghĩa là cứ 1.000 trẻ sinh ra thì có 13,9 trẻ tử vong trước khi đón sinh nhật đầu tiên. Những trường hợp tử vong này có thể phòng tránh được nếu nhân viên y tế được đào tạo thích hợp để chẩn đoán và được trang bị để điều trị các trường hợp đe dọa tính mạng như mang thai sớm, sinh khó và cung cấp dịch vụ chăm sóc khẩn cấp sau sinh.

Hầu hết các gia đình có thu nhập thấp sống ở nông thôn và phải đối mặt với việc đi lại khó khăn và tốn kém đến các cơ sở y tế để tìm kiếm dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng cho con cái của họ. Việc thiếu các nguồn lực và khả năng tiếp cận đồng nghĩa với việc hàng triệu trẻ em nông thôn thường không nhận được mức độ chăm sóc cần thiết, do đó làm tăng tỷ lệ tử vong, bệnh tật và nghèo đói theo thế hệ. Những rủi ro cao liên quan đến việc chuyển bệnh nhân y tế ở Việt Nam, do thiếu thiết bị di động và đội ngũ nhân viên được đào tạo, là một nguyên nhân chính khác gây ra tử vong ở trẻ em cao. Giảm nhu cầu chuyển những trẻ em bị bệnh nặng này bằng cách cung cấp thiết bị cứu sinh tại địa phương là ưu tiên của Bộ Y tế và STT/CR.

Chương trình này góp phần hoàn thiện dịch vụ y tế, để đảm bảo phản ứng nhanh cho trẻ trong tình trạng hô hấp khó, ngừng tim hoặc tại khoảnh khắc chào đời, đào tạo cho nhân viên y tế để xử lý các tình huống cấp cứu nhi khoa và trang bị thiết bị cơ bản đảm bảo mọi trẻ em đều có cơ hội được khỏe mạnh.

TÁC ĐỘNG

Thành quả của chương trình kể từ khi thành lập

Kể từ khi bắt đầu hoạt động đến tháng 12/2022, chương trình đã:

  • 124085 đối tượng thụ hưởng từ các thiết bị chăm sóc trẻ sơ sinh
  • 132417 đối tượng thụ hưởng từ các thiết bị y tế và xe đẩy dụng cụ cấp cứu
  • 1573 bác sĩ, giảng viên và điều dưỡng được đào tạo y khoa
  • 186 xe đẩy dụng cụ cấp cứu được trao tặng
  • 353 thiết bị y tế quan trọng được trao tặng
  • 141 trung tâm y tế xã và bệnh viện được hỗ trợ
CÁCH THỨC THỰC HIỆN

Chương trình được triển khai như thế nào?

Chương trình phối hợp chặt chẽ với các đơn vị cơ sở và thực hiện các chuyến thăm thực tế thường xuyên đến các bệnh viện địa phương và tỉnh để nghiên cứu và đánh giá nhu cầu trang thiết bị và đào tạo. Những khảo sát được đánh giá để xác định các ưu tiên trong các cộng đồng dễ bị tổn thương nhất. Tỷ lệ tử vong chính thức của mỗi tỉnh được xem xét khi đánh giá các tỉnh ưu tiên, cũng như các mối quan tâm cụ thể của các nhà tài trợ và yêu cầu cung cấp hỗ trợ trong một khu vực địa lý cụ thể.

Khóa học APLS được thiết kế để cung cấp đào tạo chuyên sâu trong một thời gian ngắn. Một loạt các phương pháp đào tạo bao gồm các bài giảng, hội thảo, trạm kỹ năng và các tình huống lâm sàng được sử dụng. Các đối tác quốc gia của chúng tôi là Bộ Y tế (MOH) và Bệnh viện Nhi Trung ương; tất cả các chương trình và hoạt động đều được phê duyệt ở cấp cao nhất và phù hợp với luật pháp Việt Nam cũng như các kế hoạch và mục tiêu của Bộ Y tế.

CÂU CHUYỆN TRUYỀN CẢM HỨNG

6 giờ đồng hồ “nghẹt thở” giành giật sự sống cho bé sinh non ngưng thở

Xem thêm

Hồi sinh nhịp thở cho trẻ sinh non ở các bản làng xa xôi

Xem thêm

Khi những nỗ lực của chương trình Nâng niu Sự sống chạm đến trái tim của cộng đồng địa phương

Xem thêm

Thiết bị y tế đã giúp cứu sống những bé thơ

Bé Hồ Thị Tình sinh ngày 24/7/2020 tại tỉnh Ninh Thuận. Bốn ngày sau, bé được chuyển đến khoa chăm sóc đặc biệt dành cho trẻ sơ sinh (NICU) của Bệnh viện Nhi đồng 2, TP.HCM vì Tình được chẩn đoán mắc hội chứng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh (RDS).

Xem thêm

Bơm truyền dịch và monitor giúp chúng tôi giành lại sự sống cho em bé người Mông khỏi bàn tay tử thần

Xem thêm

Chiếc máy Monitor giúp cứu sống cậu bé 7 tháng tuổi

Xem thêm
6 giờ đồng hồ “nghẹt thở” giành giật sự sống cho bé sinh non ngưng thở
6 giờ đồng hồ “nghẹt thở” giành giật sự sống cho bé sinh non ngưng thở
Hồi sinh nhịp thở cho trẻ sinh non ở các bản làng xa xôi
Hồi sinh nhịp thở cho trẻ sinh non ở các bản làng xa xôi
Khi những nỗ lực của chương trình Nâng niu Sự sống chạm đến trái tim của cộng đồng địa phương
Khi những nỗ lực của chương trình Nâng niu Sự sống chạm đến trái tim của cộng đồng địa phương
Thiết bị y tế đã giúp cứu sống những bé thơ
Thiết bị y tế đã giúp cứu sống những bé thơ
Bơm truyền dịch và monitor giúp chúng tôi giành lại sự sống cho em bé người Mông khỏi bàn tay tử thần
Bơm truyền dịch và monitor giúp chúng tôi giành lại sự sống cho em bé người Mông khỏi bàn tay tử thần
Chiếc máy Monitor giúp cứu sống cậu bé 7 tháng tuổi
Chiếc máy Monitor giúp cứu sống cậu bé 7 tháng tuổi
CÁCH THỨC QUYÊN GÓP

Quyên góp trang thiết bị cứu sinh và chương trình tập huấn để có thể cứu sống được nhiều trẻ 24h mỗi ngày.

42.488.000 VNĐ - 174.088.000 VNĐ

giúp tài trợ một xe đẩy dụng cụ cấp cứu nhi khoa

605.000.000 VNĐ

giúp tài trợ một máy thở

199.500.000 VNĐ

giúp tài trợ một lồng ấp trẻ sơ sinh

87.400.000 VNĐ

giúp tài trợ một máy sưởi cho trẻ sơ sinh

81.780.000 VNĐ

giúp tài trợ một máy áp lực dương liên tục (CPAP)

58.300.000 VNĐ

giúp tài trợ một đèn chiếu

23.550.000 VNĐ

giúp tài trợ một bơm truyền dịch

21.300.000 VNĐ

giúp tài trợ một bơm tiêm truyền

63.620.000 VNĐ

giúp tài trợ một máy đo nồng độ Oxy trong máu

106.500.000 VNĐ

giúp tài trợ một Màn hình theo dõi bệnh nhân

5.100.000 VNĐ

giúp tài trợ một Bộ đặt nội khí quản

94.000.000 VNĐ

giúp tài trợ 2-3 ngày đào tạo cho 25 học viên về quy trình hồi sức và ổn định sức khỏe sơ sinh cho trẻ sơ sinh và trẻ sinh non.

233.120.000 VNĐ

giúp tài trợ khóa đào tạo (TOT) cho các giảng viên tại Hà Nội/ TPHCM. Những giảng viên này sẽ dạy những người y bác sĩ khác để giúp cứu trẻ sơ sinh từ hơi thở đầu tiên.

136.958.000 VNĐ - 179.705.000 VNĐ

giúp tài trợ cho khóa học APLS 2 ngày: khóa học sẽ có 8 giảng viên để đào tạo 32 bác sĩ và điều dưỡng để đảm bảo đào tạo kỹ năng thực hành chuyên sâu, kiểm tra và cấp chứng chỉ.

Xin chào! Welcome!

Vui lòng chọn ngôn ngữ của website.
Please select your preferred language.